Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

 

Top 30 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Ứng Viên Cần Biết (Phần I)

Nếu như bạn sắp tham gia buổi phỏng vấn và bạn không muốn có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Thì bạn cần nên tham khảo các cách trả lời phỏng vấn sao cho thông minh, khéo léo nhất. Hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Lợi ích của việc chuẩn bị trước câu trả lời phỏng vấn

- Tạo tâm thế tự tin trước buổi phỏng vấn: khi bạn đã có sự chuẩn bị trước, bạn sẽ luôn có phong thái tự tin với mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn là một người có thái độ làm việc tốt, chuyên nghiệp.

- Trả lời câu hỏi tuyển dụng một cách lưu loát, tự tin: nếu như bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có thể trả lời lưu loát mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đây là một yếu tố lớn để nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.

- Ghi điểm với nhà tuyển dụng: với một người luôn có thần thái tự tin, bản lĩnh thì chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng thích. Từ đó bạn sẽ có cơ hội cao hơn để chiếm được vị trí mà họ tuyển dụng.

1. Nhóm câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân phổ biến

nhóm câu hỏi đánh giá phù hợp bản thân

Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ một phần nào đó hiểu hơn về bạn. Họ sẽ đánh giá xem liệu bạn có phù hợp với công ty cũng như là vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không. Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng các thông tin như họ tên, kinh nghiệm làm việc, chuyên môn và sở trường của mình. Hãy nêu bật khả năng mà bạn thấy phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển vào công ty đó nhé.

Câu 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp ở bất kỳ ngành nghề nào chính là về mục tiêu nghề nghiệp. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những kế hoạch, mục tiêu mà ứng viên đặt ra cho sự nghiệp của mình trong tương lai. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem ứng viên có sự định hướng rõ ràng trong việc tạo ra kế hoạch phát triển cá nhân hay không?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần biểu đạt mục tiêu nghề nghiệp một cách chi tiết, liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển với sự nghiêm túc và sự sẵn lòng để đóng góp cho công ty trong dài hạn. Đồng thời, cần phải nhấn mạnh sự liên kết giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu công ty, để cho thấy rằng ứng viên đã tìm hiểu về công ty cũng như là vị trí ứng tuyển.

Câu 3: Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?

Khi được hỏi câu hỏi này, bạn hãy thành thật trả lời nó. Hãy nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Tuy nhiên hãy nêu những điểm mạnh có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà bạn đang ứng tuyển. Và cũng không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu của mình, sau khi liệt kê điểm yếu bạn nên thể hiện luôn mình cũng đang tìm cách khắc phục những điểm yếu đó.

Bạn có thể đưa ra ví dụ trước đây ở công ty cũ, dựa vào điểm mạnh của mình mà bạn đã hoàn thành công việc trước deadline, vượt kpis…

2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng

nhóm khả năng phản ứng

Câu 4: Bạn làm cách nào để giải tỏa áp lực?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có khả năng chịu được áp lực tốt không, cũng như là cách bạn giải tỏa nó như thế nào. Bạn có thể trả lời như “bình thường khi gặp phải áp lực trong công việc, tôi thường dành thời gian rảnh để đi dạo. Việc này giúp tôi thư giãn tốt hơn, vừa giải tỏa được mọi áp lực”. Hoặc bạn có thể chia nhỏ việc theo từng giai đoạn, và giải quyết từng giai đoạn => Cách trả lời như vậy nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có khả năng sắp xếp và giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.

Câu 5: Nếu hết giờ làm việc mà quản lý giao cho bạn một khối lượng công việc lớn thì bạn sẽ làm gì?

Khi sếp giao nhiều việc vào sát giờ tan làm, hãy nhớ đừng vội từ chối hay thể hiện bất kỳ thái độ nào. Đây là một kỹ năng ứng xử tối thiểu mà bất kỳ người mới đi làm hay nhân viên văn phòng lâu năm nào cũng đều cần phải biết. Lúc này, điều bạn cần làm là xem xét tình huống và đánh giá khối lượng công việc mà mình nhận được. Chẳng hạn như có một sự cố bất ngờ xảy đến, nằm ngoài tầm kiểm soát mà chỉ có bạn mới có thể xử lý thì bạn nên hiểu và thông cảm với đề nghị đó.

Ngoài ra, nếu đó là những việc đơn giản, không quá phức tạp như: gửi email, gọi điện cho đối tác… thì nên vui vẻ nhận lời. Còn nếu gặp phải nhiệm vụ siêu khó nhằn, ngốn nhiều thời gian để xử lý như: lập kế hoạch, làm báo cáo, tổng kết… bạn cần có một chiến lược khôn khéo hơn.

Câu 6: Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

Mục đích của câu hỏi này để đánh giá về chính kiến của ứng viên và cách mà bạn xử lý tình huống như thế nào?

Một số công ty đánh giá cao các nhân viên góp ý, xây dựng, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân về định hướng phát triển của công ty.

Trong trường hợp người quản lý yêu cầu điều gì đó mà bạn không đồng ý, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.

Nếu yêu cầu của người quản lý không phù hợp với chính sách và pháp lý của công ty, bạn có thể từ chối.

Câu 7: Bạn cảm thấy vị trí này của công ty chúng tôi có gì thu hút hơn so với các công ty khác?

Với câu hỏi này bạn có thể nói về công ty có môi trường làm việc tốt, bạn có thể học hỏi được nhiều thứ khi làm việc ở đây. Bên cạnh đó có thể nói thêm về chính sách phúc lợi của công ty cao hơn các công ty khác, phù hợp để bạn phát triển bản thân và tiến xa hơn.

Câu 8: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?

Nhà tuyển dụng dựa vào câu hỏi này để đánh giá thái độ của bạn. Vì vậy hãy trả lời là bạn sẽ có chút tiếc nuối, tuy nhiên bạn thấy cuộc phỏng rất thú vị. Bạn biết được bản thân mình còn thiếu những gì và sau đó tìm cách để cải thiện nó. 

Câu 9: Khi một khách hàng phản hồi gay gắt với dịch vụ của bạn, bạn sẽ giải quyết điều đó như thế nào?

Đầu tiên bạn lắng nghe và đồng cảm về ý kiến khách đưa ra. Bạn cần phải ghi nhận chính xác nội dung của khách hàng khiếu nại để có thể đưa ra hướng xử lý cụ thể. Sau đó, tìm căn nguyên của vấn đề bằng những câu hỏi mở. Cần cho khách hàng thấy rằng bạn đang nỗ lực giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất. Cuối cùng hãy đưa ra cho khách hàng những lựa chọn thực sự hài lòng. 

Câu 10: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?

Đây là cách mà nhà tuyển dụng muốn xem cách nhìn nhận của bạn đối với công ty cũ hay sếp cũ. Với câu hỏi này, bạn có thể kể về những ưu điểm của người sếp đó, khi làm việc với họ bạn có thể học được nhiều điều hơn. Hay có thể nói một ít về khuyết điểm của họ, điều mà bạn không hài lòng về họ, tuy nhiên tránh nhận xét mọi thứ một cách tiêu cực quá.

Câu 11: Nếu sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?

Nhà tuyển dụng muốn biết, bạn sẽ làm gì khi sếp của mình sai. Bạn có sẵn sàng mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình hay không. Cách trả lời “Nếu như sếp của tôi sai, tôi sẵn sàng đứng ra góp ý và trao đổi với sếp. Bởi vì nếu để sếp biết mình sai, mọi người sẽ ngày càng đi xa hơn”.

Câu 12: Công ty đang bán sản phẩm A với giá đắt và cao hơn công ty đối thủ. Bạn sẽ làm gì để chào bán cho khách hàng mà không cần giảm giá sản phẩm?

Trường hợp này nhà tuyển dụng muốn biết cách xử lý khéo léo của bạn và muốn bạn đưa ra giải pháp. Vậy nên đầu tiên bạn cần tiếp nhận, lắng nghe thông tin mà khách hàng đưa ra để khách hàng cảm thấy được đồng cảm. Sau đó bạn nên đưa ra chất lượng và giá cả của sản phẩm nên tỷ lệ thuận với chất lượng phục vụ và những dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng. Khách  hàng có thu nhập càng cao thì yêu cầu về chất lượng phục vụ cũng càng cao. 

Câu 13: Nếu một ngày, lượng công việc tăng cao hơn bình thường, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn biết cách sắp xếp và xử lý công việc của bạn như thế nào? Lượng công việc tăng cao hơn bình thường đầu tiên bạn lập kế hoạch làm việc, sắp xếp công việc theo tự ưu tiên việc nào quan trọng thì làm trước và thực hiện việc đó vào khoảng thời gian bạn cảm thấy minh mẫn và thoải mái nhất để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra nên thư giãn, nghỉ ngơi bằng cách đọc sách, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để giảm tải khối lượng công việc.

Câu 14: Khi nhận được yêu cầu khiến bạn cảm thấy không thoải mái? Bạn sẽ làm gì?

Môi trường làm việc hàng ngày luôn vô cớ bắt buộc bạn phải đối mặt hoặc tìm cách thức để giải quyết với những tình huống oái ăm này. Nếu như bạn phải nhận những nhiệm vụ đột xuất không nằm trong kế hoạch hay sự nhờ vả tùy tiện đến từ phía đồng nghiệp. Vậy liệu bạn sẽ chọn nói “có” hay tìm cách nào đó để từ chối khéo léo? Biết nói “không” thật ra là kỹ năng vô cùng thiết yếu có thể giúp bạn sống sót tại chính nơi làm việc. Vì vậy, khi bạn cảm thấy khó chịu với những yêu cầu vô lý này, hãy khéo léo và chọn cách từ chối thật thông minh.

Câu 15: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Nhiều người cho rằng câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng là không cần thiết. Tuy nhiên điều này lại không tạo được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, bạn có thể hỏi về mức lương, chính sách phúc lợi, chế độ bảo hiểm của công ty như thế nào. Thời gian làm việc và nếu trúng tuyển thì ngày nào có thể đi làm được.

 

Tin Tức

Summer Journey Ocean Edu 2024 - Chuyến đi của sự gắn kết mang sắc xanh khắp mọi nẻo đường

Cháy hết mình với đủ mọi cảm xúc trong từng trò chơi. Tưng bừng bữa tiệc đầy ắp tiếng cười của đại gia đình. Sự gắn kết đã tạo nên một tập thể vững mạnh. Những kỷ niệm và cảm xúc sẽ còn đọng lại đâu đó trong ký ức của từng Oceaner sau chuyến du lịch năm 2024.

Xem chi tiết

Đi Phỏng Vấn Nên Mặc Gì Để Ghi Điểm Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng?

Ngay lúc này, bạn đừng lo bởi Ocean Edu sẽ giúp bạn F5 các bộ trang phục đi phỏng vấn mang lại thành công cho bạn.

Xem chi tiết

Gia nhập cùng Ocean Edu

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.