PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN & CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ
Bạn đã biết cách tìm kiếm, tiếp cận và chăm sóc khách hàng đúng cách và hiệu quả chưa? Chúng ta cần phải làm gì để tiếp cận được khách hàng tiềm năng và tạo dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài? Để nắm bắt được thị hiếu khách hàng và bắt kịp thị trường, bạn cần làm gì? Vậy hãy cùng Ocean Edu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tiếp cận khách hàng là gì?
Tiếp cận khách hàng là quá trình tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh, vì khách hàng là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Tiếp cận khách hàng có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Đồng thời, tiếp cận khách hàng cũng giúp tạo dựng mối quan hệ tin cậy và tạo lòng tin cho khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vậy vì sao các Chuyên viên tư vấn cần tìm cách tiếp cận khách hàng mới?
Thu hút khách hàng tiềm năng:
Tiếp cận khách hàng là cách để chuyên viên tư vấn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến những người có nhu cầu và khả năng mua hàng. Khi khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ có thể quan tâm và tìm hiểu thêm thông tin => tạo mối quan hệ tiềm năng.
Việc thu hút khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên để bạn có thể bán được hàng và thu về lợi nhuận
Tăng doanh số bán hàng:
Khi có nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn, thì bạn sẽ có nhiều cơ hội bán được hàng hơn cũng như la tỏa được thương hiệu của công ty đến khách hàng nhiều hơn. Các bạn có thể tăng doanh số bán hàng bằng cách tiếp cận khách hàng và thuyết phục họ mua hàng. Khi doanh số bán hàng bạn mang về cho công ty càng cao, sẽ giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận và phát triển bền vững hơn thì bạn sẽ được ghi nhận và thu nhập cao cũng như phát triển sự nghiệp tốt hơn.
Xây dựng sự tin tưởng của khách hàng về thương hiệu:
Sau khi bạn xây dựng được kế hoạch bán hàng thì bạn cần tạo được sự tin tưởng của khách hàng bằng cách trao giá trị từ chính sản phẩm công ty bạn đang bán.
Khi khách hàng có trải nghiệm tốt với sản phẩm, dịch vụ của công ty, họ có khả năng sẽ quay lại mua hàng nhiều lần và giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng. Lòng trung thành, sự tin tưởng với thương hiệu giúp công ty giữ chân khách hàng và thu hút được khách hàng mới.
“Nghiên cứu của For Entrepreneurs cho thấy, 70% - 95% doanh thu của doanh nghiệp đến từ khách hàng trung thành” .
Vậy làm thế nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của công ty? Ví dụ như ở Ocean Edu các bạn cần dựa vào các chương trình chăm sóc học viên như các chương trình ngoại khóa, bổ trợ kiến thức, đào tạo kỹ năng sống, vinh danh học viên…. Từ đó tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng cũ và là cầu nối tạo ra mạng lưới khách hàng mới tiềm năng.
Hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng đang muốn gì?
Nắm bắt nhu cầu khách hàng là quá trình hiểu và đáp ứng các yêu cầu, mong muốn và sự kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp mà bạn cung cấp. Điều này đòi hỏi bạn phải thu thập thông tin và hiểu rõ về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, các vấn đề, nhu cầu và mục tiêu họ đang hướng tới sản phẩm của mình là gì?
Để biết rõ được nhu cầu mà khách hàng hướng tới đòi hỏi bạn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu khách hàng xem thuộc tệp khách hàng như thế nào để có cách tư vấn chốt sale hiệu quả. Cách tương tác và giao tiếp với khách hàng, theo dõi xu hướng thị trường và phản hồi khách hàng một cách kịp thời cũng sẽ gây ấn tượng tốt của bạn đối với khách hàng.
Từ đó bạn có thể cung cấp giải pháp tốt hơn, đưa ra các lợi thế từ sản phẩm công ty đem lại, tăng khả năng đáp ứng và đạt được sự hài lòng của khách hàng => tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng.
Phát triển doanh nghiệp:
Tiếp cận khách hàng chính là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và phát triển doanh nghiệp. Bằng việc tìm hiểu khách hàng và làm việc với họ, bạn có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả, phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
Chiến lược tiếp cận khách hàng
Để tiếp cận được khách hàng bạn cần có chiến lược tiếp cận rõ ràng.
Xác định rõ khách hàng mục tiêu
Tìm kiếm khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết được đúng đối tượng mà doanh nghiệp của bạn muốn.
Bạn cần được trang bị kiến thức về sản phẩm và dịch vụ, cũng cần tìm hiểu thêm về những khía cạnh khác của để tiếp cận khách hàng như: Họ thuộc những đối tượng nào? Những tiêu chí mà họ đang cần ở sản phẩm dịch vụ bên mình là gì? Mong muốn hiện tại của họ là gì? Họ đang cố gắng giải quyết vấn đề gì với giao dịch mua hàng này?
Nên đặt ra những trường hợp và làm tăng sự hiểu biết của người bán hàng, để có thể đưa ra lời khuyên cho khách hàng trong mọi tình huống. Khi bạn có nhiều kiến thức về khách hàng, thực sự hiểu về họ, bạn sẽ có được niềm tin và khách hàng có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và có sự tin tưởng về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đưa ra.
Nắm rõ về doanh nghiệp và tạo sự khác biệt với đối thủ:
Tìm hiểu kỹ về ngành nghề doanh nghiệp của bạn và có kiến thức kiến thức chắc chắn về sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp. Điều này rất quan trọng để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khi bạn hiểu về sản phẩm và dịch vụ của mình và trình bày, giới thiệu nó một cách hăng say với khách hàng của bạn thì đây còn là điểm cộng khi tiến hành các giao dịch.
Cùng với đó hãy cho thấy công ty của bạn khác với tất cả những đơn vị cùng kinh doanh trong lĩnh vực này như thế nào. Tìm ra những điểm khác biệt, chắc chắn công ty của bạn sẽ có được những lợi thế và được ưu tiên hơn. Định vị chính xác bản thân, nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Nắm rõ kiến thức sản phẩm và dịch vụ khách hàng:
Kiến thức về sản phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mỗi nhân viên hỗ trợ khách hàng cần phải có, bởi chúng có tác động lớn đến danh tiếng thương hiệu của bạn về lâu dài.
Khi thực hiện tư vấn bán hàng mà bạn thiếu các kiến thức, bạn không thể nào cho khách hàng thấy được giá trị của sản phẩm. Và đương nhiên, khách hàng sẽ chẳng bao giờ mua sản phẩm của bạn nếu bạn không có kỹ năng bán hàng thể hiện bằng thái độ chuyên nghiệp và có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của Công ty bạn.
Khi nắm vững được các kiến thức về sản phẩm và các kiến thức về chính sách bán hàng thì:
- Giúp bạn bán hàng tự tin, linh hoạt xử lý trong việc chốt sale.
- Tăng tỷ lệ chốt sale và doanh số bán hàng.
- Giữ chân khách hàng để tạo tệp khách hàng tiềm năng.
Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ khách hàng:
Sau khi đã xác định được khách hàng tiềm năng, bạn cần chuẩn bị các kiến thức cần thiết để tiến hành tư vấn về sản phẩm cho họ. Để làm được điều này thì cần thực hiện:
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng.
- Đặt mình vào vị trí của một người tư vấn chứ không phải người bán hàng. Ở đây bạn cần là người đồng hành đi tìm hiểu về sản phẩm cùng khách hàng, giải đáp các thắc mắc và đặc biệt phải đưa ra được dịch vụ trong quá trình sử dụng sản phẩm của Công ty. Không nên vội vàng bán hàng ngay lập tức khi khách hàng chưa được trải nghiệm thử sản phẩm của bạn.
- Cho khách hàng nhìn thấy rõ được kết quả khi sử dụng sản phẩm của công ty bạn. Từ đó có thể định hướng cho khách hàng nên chọn gói sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu hiện tại mà khách hàng mong muốn.
- Cuối cùng, đưa ra lời đề nghị dựa trên giá trị về lợi ích lâu dài.
Kết nối khách hàng cũ
Nếu biết cách khai thác thì khách hàng cũ chính là một kênh truyền thông hiệu quả. Được khách hàng cũ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thì bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để tạo sự tin cậy với khách hàng mới. Bởi sẽ chẳng có lý do gì thuyết phục hơn việc sử dụng chính các trải nghiệm của mình để giới thiệu cho người khác. Vì thế, đừng bỏ quên việc duy trì mối quan hệ gắn bó, thân thiết với những người đã từng là khách hàng của mình.
Phương thức tiếp cận khách hàng
Tiếp cận khách hàng trao đổi trực tiếp
Tiếp cận với khách hàng bằng cách trao đổi trực tiếp có thể hiểu là phương pháp trao đổi trực tiếp của nhân viên bán hàng với khách hàng thông qua việc giao tiếp và trao đổi thông tin. Đó có thể là cuộc gặp mặt 1-1 giữa nhân viên với khách hàng, hoặc là trao đổi thông tin qua các buổi hội thảo, hoạt động ngoại khóa, sự kiện marketing mà công ty tổ chức.
Đặc biệt, với các sản phẩm như về lĩnh vực giáo dục thì cần được trải nghiệm, được tham gia vào các lớp học để khách hàng hiểu thâm về chương trình học, gói sản phẩm tại công ty bạn. Từ đó, sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi khách hàng, đây cũng là cơ hội để bạn giới thiệu sản phẩm và xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững.
Tiếp cận khách hàng trao đổi gián tiếp/online:
Ngoài phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp, các phương thức tiếp cận khách hàng gián tiếp cũng rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.
Quá trình tiếp cận khách hàng có thể diễn ra thông qua nhiều kênh giao tiếp khách hàng, như trò chuyện qua điện thoại, email, mạng xã hội, trang web, quảng cáo… Một trong những phương thức tiếp cận khách hàng gián tiếp hiệu quả nhất là gửi email. Khi công ty tổ chức sự kiện để kết nối khách hàng, ngoài việc telesales mời thì mình nên gửi thư ngỏ về chương trình sự kiện sắp diễn ra đó.
Việc gửi email tiếp cận khách hàng giúp bạn truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, có tính xác thực, cụ thể đến khách hàng hơn.
Trong bài viết trên Ocean Edu đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả như thế nào? Hy vọng qua bài viết này giúp bạn sẽ có kế hoạch vạch ra được chiến lược tiếp cận và bán hàng hiệu quả cho công ty mình nhé.